Đánh giá khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính trong nuôi tôm sú theo mô hình tôm - lúa luân canh ở tỉnh Cà Mau

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 - 12/2014 thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nuôi tôm sú theo mô hình tôm-lúa luân canh ở huyện U Minh (UM) và 30 hộ ở huyện Thới Bình (TB), tỉnh Cà Mau. Các thông tin được thu thập là (1) các khía cạnh kỹ thuật và tài chính và (2) những thuận lợi và khó kh...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Published in:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ no. 50
Main Author: Trương Hoàng Minh
Format: Journal Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 01-06-2017
Subjects:
Online Access:Get full text
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Description
Summary:Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 - 12/2014 thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nuôi tôm sú theo mô hình tôm-lúa luân canh ở huyện U Minh (UM) và 30 hộ ở huyện Thới Bình (TB), tỉnh Cà Mau. Các thông tin được thu thập là (1) các khía cạnh kỹ thuật và tài chính và (2) những thuận lợi và khó khăn của mô hình này. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, huyện UM có diện tích nuôi (2,62 ha/hộ) và độ sâu mực nước mương bao (1,05 m) nhỏ hơn huyện TB lần lượt là 1,66 ha và 1,25 m. Mật độ thả giống ở UM là 5,23 con/m2/vụ thấp hơn so với TB 6,02 con/m2/vụ. Tỷ lệ sống tôm nuôi ở UM (30%) cao hơn TB (25%), nhưng kích cỡ tôm thu hoạch (42,5 con/kg) và năng suất (340 kg/ha/vụ) thấp hơn TB tương ứng là 37,5 con/kg và 352 kg/ha/vụ. Tổng chi phí đầu tư là khá thấp (7,47 ở UM và 8,39 tr.đ/ha/vụ ở TB) và giá thành sản xuất chỉ từ 42,7- 45,2 nghìn.đ/kg. Giá bán cao (142 ngàn.đ/kg ở UM và 156 ngàn.đ/kg ở TB) nên lợi nhuận đạt 43,1 tr.đ/ha/vụ ở UM và 43,9 tr.đ/ha/vụ ở TB, với tỷ suất lợi nhuận lần lượt là 5,72 và 4,25 lần. Số hộ thua lỗ ở mô hình này chỉ 12,3% ở tỉnh Cà Mau (10% ở UM và 13,3% ở TB). Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi trong mô hình này là mật độ và yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận là mật độ và năng suất.
ISSN:1859-2333
2815-5599
DOI:10.22144/ctu.jvn.2017.046