Hiện trạng khai thác thủy sản vùng cửa sông ven biển tỉnh Sóc Trăng

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2018 thông qua phỏng vấn 106 hộ ngư dân tại các huyện Trần Đề, Cù Lao Dung và Long Phú nhằm đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý nguồn lợi thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng. Kết quả khảo sát đã xác định được 11 nghề khai thác thủy sản trong đó nghề l...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Published in:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ Vol. 57; no. CĐ Thủy Sản
Main Authors: Võ Văn Nhịn, Trần Đắc Định
Format: Journal Article
Language:English
Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 20-06-2021
Subjects:
Online Access:Get full text
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Description
Summary:Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2018 thông qua phỏng vấn 106 hộ ngư dân tại các huyện Trần Đề, Cù Lao Dung và Long Phú nhằm đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý nguồn lợi thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng. Kết quả khảo sát đã xác định được 11 nghề khai thác thủy sản trong đó nghề lưới kéo và nghề te chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 40 và 35%, đồng thời việc sử dụng kích thước mắt lưới nhỏ so với quy định như nghề lưới kéo 2a= 19,3 mm. Mặc dù có thể khai thác quanh năm, nhưng mùa vụ khai thác chính là từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch. Nghề te xiệp và đáy biển có lợi nhuận cao nhất trong khi thấp nhất thuộc về nghề đáy sông. Về công tác quản lý, kết quả cho thấy số hộ có đăng kí ngư cụ khai thác chỉ chiếm 53%, được tham gia tập huấn là 54%, được tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản (73%) và 92% ngư dân cho rằng nguồn lợi thủy sản đang suy giảm nhanh chóng, trong đó nguyên nhân chính là do khai thác quá mức (60%).
ISSN:1859-2333
2815-5599
DOI:10.22144/ctu.jvn.2021.066